Tự Học C++

#Sponsor Link Tilter
#Sponsor Link Tilter


Các thành phần
Các thành phần trong C++ bao gồm:
+ Từ khóa.
+ Các khai báo biến, hằng.
+ Các cấu trúc điều khiển.
+ Biểu thức và các phép toán.
+ Các định nghĩa, khai báo hàm, khai báo kiểu,…
Các kiểu dữ liệu cơ bản
3 thông tin đặc trưng của kiểu dữ liệu:
- Tên kiểu dữ liệu.
- Kích thước vùng nhớ biểu diễn nó,miền giá trị.
- Các phép toán có thể sử dụng.
Các kiểu dữ liệu đơn giản trong C++ chỉ là các kiểu số, thuộc hai nhóm chính đó là số nguyên và số thực (số dấu phẩy động).
Kiểu số nguyên


















Kiểu số thực: biểu diễn theo ký pháp khoa học gồm phần định trị và phần mũ viết sau chữ E để biểu diễn số mũ cơ số 10.
Ví dụ: 3.14 = 314*10-2 sẽ được viết theo ký pháp khoa học là: 314E – 2.
Hoặc: 314 = 3.14 *102 sẽ được viết theo ký pháp khoa học là: 3.14E + 2.

 












Hằng
Khái niệm
Hằng là đại lượng có giá trị thuộc một kiểu dữ liệu nhất định, giá trị của hằng không thể thay đổi trong thời gian tồn tại của nó.
Có hai loại hằng:
+ Hằng không tên (hằng thường): là các giá trị cụ thể tức thời như: 8, 9.5 hoặc ‘d’
+ Hằng có tên (hằng ký hiệu): là các hằng phải định nghĩa trước khi sử dụng, tên của hằng đặt theo quy tắc của tên.
Định nghĩa hằng
Cú pháp:
const <kiểu_dữ_liệu> <tên_hằng> = <giá_trị>;
hoặc
const <tên_hằng> = <giá_trị>;

Ví dụ:
const int a = 5; // định nghĩa hằng a kiểu nguyên, có giá trị là 5
const float x = 4; // hằng x kiểu thực, có giá trị là 4.0
const d = 7; // hằng d kiểu int, giá trị là 7
const c = ‘1’; // hằng c kiểu int giá trị = 49
const char * s = “C++”;// s là hằng con trỏ, trỏ tới xâu “C++”

Chú ý: Các hằng số trong C++ được ngầm hiểu là hệ 10, nhưng ta có thể viết các hằng trong hệ 16 hoặc 8 bằng cú pháp, giá trị số hệ 16 được bắt đầu bằng 0x, ví dụ như 0x24, 0xA, các số hệ 8 bắt đầu bởi số 0, ví dụ 025, 057.
Các hằng kí tự được viết trong cặp dấu nháy đơn ‘’ :  ví dụ ‘a’, ‘2’ các giá trị này được C++ hiểu là số nguyên có giá trị bằng mã của kí tự; ‘a’ có giá trị là 97, ‘B’ có giá trị bằng 66.
Các xâu kí tự là dãy các kí tự được viết trong cặp dấu nháy kép “”, ví dụ “Ngon ngu C”, “a” (là kiểu xâu kí tự ).


Các phép toán của C++



































Xuất nhập dữ liệu
Xuất dữ liệu (cout)
Ví dụ
cout << “Khoa CNTT"; // Hiển thị Khoa CNTT lên màn hình
cout << 120; // Hiển thị số 120 lên màn hình
cout << x; // Hiển thị nội dung biến x lên màn hình
Toán tử << được gọi là toán tử chèn vì nó chèn dữ liệu đi sau nó vào dòng dữ liệu đứng trước.
Chú ý: Nếu nội dung hiển thị là chuỗi ký tự thì phải đặt trong dấu ngoặc kép để phân biệt với các biến.

Ví dụ:
cout << "Hello"; // Hiển thị Hello lên màn hình
cout << Hello; // Hiển thị nội dung của biến Hello lên màn hình
Toán tử chèn (<<) có thể được sử dụng nhiều lần trong một câu lệnh
Ví dụ:
cout << "Hello, " << "I am " << "a C++ sentence";
cout << "Hello, I am " << age << " years old and my email address is " << email_add;
Chú ý: cout không nhảy xuống dòng sau khi xuất dữ liệu vì vậy muốn xuống dòng ta phải dùng ký tự \n
Ví dụ:
cout << "First sentence.\n ";
cout << "Second sentence.\nThird sentence.";

            Nhập dữ liệu (cin)
C++ sử dụng toán tử >> với dòng lệnh cin để nhập dữ liệu. Theo sau toán tử >>, biến sẽ lưu trữ dữ liệu được đọc vào.
Ví dụ: cin >> diemtoan;
cin chỉ bắt đầu xử lý dữ liệu nhập từ bàn phím sau khi phím Enter được gõ.